Skip to main content

CH Utility menu

  • Về chúng tôi
  • Câu hỏi thường gặp
  • Liên hệ
Trang chủ

CH Main menu

  • Chăm sóc da thân mình
    Canesten
    • Các loại nấm ngoài da
      Feel good in your skin
      • Nấm da chân
        • Hắc lào (nấm da) ở chân - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
        • Thông tin cần biết về bệnh nấm da chân
      • Nấm da tay
      • Nấm da - lang ben - hắc lào
    • Chăm sóc và phòng tránh các bệnh ngoài da
      • Các bước chăm sóc da toàn thân hàng ngày để phòng ngừa nấm da
      • Bị nấm da khi trời nóng - Nguyên nhân và cách khắc phục
      • Những bệnh ngoài da thường gặp khi thời tiết nồm ẩm
      • Bệnh nấm da thường gặp vào mùa mưa
      • Các bệnh ngoài da dân tập Gym thường mắc phải là gì?
      • Các Bệnh Ngứa Ngoài Da Và Cách Chữa Trị
      • Các bệnh da liễu thường gặp vào mùa hè và cách phòng tránh
      • Các lưu ý cần biết khi tham gia hoạt động mùa hè
      • Mẹo phòng ngừa các bệnh nấm da tay - nấm da chân
      • Chế độ dinh dưỡng cho người đang bị bệnh ngoài da
      • Da tay bị ngứa có sao không? Cách chăm sóc da tay mềm mịn
      • Tổng hợp thực phẩm tốt cho da bạn nên biết
      • Những điều cần biết về nguy cơ bị nấm da chân khi chơi thể thao
  • Chăm sóc vùng kín
    Canesten
    • Điều trị nhiễm nấm âm đạo
    • Viêm nhiễm vùng kín
    • Nấm bẹn
  • Sản phẩm
  • Mua hàng
Bayer Cross Logo
  1. Trang chủ
  2. Chăm sóc da thân mình
  3. Các loại nấm ngoài da
  4. Nấm da chân
  5. Thông tin cần biết về bệnh nấm da chân
Woman in shorts wearing white sneakers tying shoe

Những thông tin cần biết về bệnh nấm da chân

Nấm chân là gì? Yếu tố nào có thể khiến chúng ta mắc bệnh nấm chân? Bài viết này giúp bạn biết thêm các triệu chứng nấm da chân như ngứa lòng bàn chân, từ đó xác định được cách điều trị.

Nấm chân là gì?

Bệnh nấm chân (còn được gọi là nấm kẽ chân) là một bệnh ngoài da do nhiễm nấm, rất dễ lây lan và có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Bệnh này chủ yếu ảnh hưởng đến da chân nhưng cũng có thể lan sang móng chân, thậm chí là cả bàn tay.

Nấm chân thường khởi phát với triệu chứng ngứa lòng bàn chân. Bệnh rất dễ lây lan nếu tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, nằm chung ga trải giường, dùng chung khăn tắm hoặc chạm vào quần áo của người nhiễm nấm, đi chân trần ở những khu vực chung như phòng tập thể dục, hồ bơi, phòng thay quần áo... Bạn có thể mắc các bệnh về da chân nếu vùng da này đang bị tổn thương hoặc đổ mồ hôi chân nhiều, chân bị ướt thường xuyên. Nấm phát triển mạnh trong điều kiện ẩm thấp, vì vậy bạn nên tránh mang vớ và giày không khô ráo. Bệnh nấm chân thường xảy ra ở các vận động viên hay ở những người chơi thể thao cũng vì lẽ đó.

Nấm chân có xu hướng phát triển giữa các ngón chân (hay còn gọi là nấm kẽ chân) nhưng bệnh cũng có thể xuất hiện ở lòng bàn chân và hai bên bàn chân. Bệnh thường bắt đầu ở một hoặc cả hai bàn chân, rất dễ vô tình làm lây lan sang tay hoặc các vùng da khác trên cơ thể nếu cào gãi.

Triệu chứng bệnh nấm chân

Nấm da chân là một bệnh truyền nhiễm đi kèm với các triệu chứng khó chịu. Tuy vậy, tình trạng nấm ngoài da này lại có thể dễ dàng chữa khỏi, chỉ cần bạn lưu ý những dấu hiệu sau để phát hiện bệnh sớm: 

  • Cảm giác bỏng rát và ngứa ngáy trên các ngón chân hoặc bàn chân, nhất là sau khi cởi giày và vớ. 

  • Da có lớp vảy khô, nứt nẻ hoặc bong tróc.  

  • Vùng da giữa các ngón chân mềm, sáng màu hơn và có kẽ nứt 

  • Da lòng bàn chân hoặc gót chân nứt nẻ 

  • Có bóng nước nổi ở bàn chân. Một số loại bệnh nấm da chân cũng có thể gây những nốt mụn nước hoặc vết lở loét. 

  • Bị hôi chân. "Thủ phạm" làm chân có mùi có thể là nấm men và vi khuẩn, do đó chúng có thể lây lan.1,2 

foot and water

Điều trị nấm chân

Hãy cố gắng điều trị sớm ngay khi nhận biết được các triệu chứng bệnh nấm da chân. Bạn có thể điều trị nấm da chân bằng các loại sản phẩm kem bôi trị nấm ngoài da có chứa thành phần Clotrimazole tại các nhà thuốc gần nhất.

Khi nào bạn cần đi khám bệnh?

Trong trường hợp các loại thuốc không kê đơn không thể điều trị dứt điểm nấm chân, bạn cần tham vấn với bác sĩ để kê đơn thuốc khác (bôi hoặc uống). Ngoài ra, bạn cũng nên đến bác sĩ nếu:

  • Bạn là người cao tuổi hoặc đang mang thai. Thuốc chống nấm có thể không phù hợp với bạn nên bác sĩ có thể chỉ định một liệu pháp thay thế khác.

  • Bệnh gây nhiều khó chịu, bất tiện cho bạn.

  • Da bàn chân ửng đỏ, có cảm giác nóng và đau nhiều. Những dấu hiệu này có thể đến từ một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn là bệnh nấm da chân.

  • Bạn bị tiểu đường. Các vấn đề về chân ở người bị tiểu đường thường nghiêm trọng hơn. Bệnh nấm chân có thể dẫn đến các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác.

  • Hệ miễn dịch của bạn đang suy yếu.4

Sporty man with black watch tying shoe

 

Cách ngăn ngừa nấm chân

Nếu bạn nghi ngờ mình có nguy cơ bị nhiễm bệnh nấm da chân, nấm kẽ chân,hãy thực hiện những nguyên tắc đơn giản như sau đây để hạn chế lây nhiễm hoặc ngăn ngừa bệnh tái phát.

Bạn nên:

  • Luôn lau khô chân cẩn thận, đặc biệt là vùng kẽ chân. Thấm lau nhẹ nhàng, tránh chà xát.
  • Thay vớ sạch mỗi ngày, thay thường xuyên hơn nếu thời tiết nóng hoặc sau khi chơi thể thao. Tốt nhất, hãy lựa chọn vớ có chất liệu cotton.
  • ​​​​​​Khi ở nhà, cần hạn chế mang tất vớ, giày dép để da chân thông thoáng.
  • Sử dụng khăn riêng để lau chân, giặt phơi khăn thường xuyên.
  • Mang giày xăng-đan (giày hở ngón chân) nếu được.5

Bạn nên tránh:

  • Làm xước vùng da đang nhiễm nấm để tránh làm lây nhiễm sang các vùng da khác trên cơ thể.

  • Đi chân trần, nhất là ở những địa điểm công cộng ẩm ướt như phòng tắm hơi, phòng thay đồ hồ bơi...

  • Dùng chung khăn tắm, vớ hoặc giày với người khác

  • Mang cùng một đôi giày trong hai ngày liên tục.

  • Mang giày chật, làm chân nóng và đổ mồ hôi.6

NGUỒN THAM KHẢO

  1. Check if you have athlete's foot, in: https://www.nhs.uk/conditions/athletes-foot/
  2. Tinea Pedis, in: Hainer, B.L., Dermatophyte Infections, in: American Family Physician 2003, vol. 67, Number 1
  3. A pharmacist can help with athlete's foot, in: https://www.nhs.uk/conditions/athletes-foot/
  4. See a GP if…, in: https://www.nhs.uk/conditions/athletes-foot/
  5. How you can help treat and prevent athlete's foot yourself, in: https://www.nhs.uk/conditions/athletes-foot/
  6. Ibid.
     

Bài viết liên quan

Clean and healthy female feet on white backdrop

Mẹo phòng ngừa các bệnh nấm da tay - nấm da chân

Tìm hiểu về các bệnh nhiễm nấm da phổ biến trên tay, chân và thân mình. Mách bạn cách chăm sóc và giữ vệ sinh cơ thể để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh nấm da.

TÌM HIỂU THÊM
Smiling man in white T-shirt happy after Canesten jock itch treatment

Nấm kẽ chân - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh nấm chân (nấm da chân, nấm kẽ chân) là một bệnh nhiễm trùng ngoài da chân chủ yếu do một loại nấm có tên là dermatophytes gây ra. Loại nấm này sinh sôi phát triển tốt ở những môi trường nóng ẩm như phòng tắm, nhà vệ sinh, giày và tất ẩm ướt hoặc bàn chân ra nhiều mồ hôi.

TÌM HIỂU THÊM
Smiling woman in white sweater happy after Canesten ringworm treatment

Những điều cần biết về nguy cơ bị nấm da chân khi chơi thể thao

Bài viết sau giúp bạn tìm hiểu về bệnh nấm da thân mình (hắc lào hay lác đồng tiền & lang ben), nguyên nhân gây bệnh, con đường lây nhiễm cũng như đối tượng dễ mắc bệnh. Hãy đọc tiếp để nắm được các triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa nấm da.

TÌM HIỂU THÊM

CÔNG TY TNHH BAYER VIỆT NAM

Giấy chứng nhận ĐKDN số: 3600359484 do Sở KH&ĐT Tỉnh Đồng Nai cấp ngày 30/08/1997

Địa chỉ trụ sở: Lô 118/4 KCN Long Bình hiện đại (Amata), P. Long Bình, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai

LHA

 

Buy now

Footer Center

  • Chăm sóc da tay da chân
    • Nấm bẹn
    • Nấm da - lang ben - hắc lào
    • Giúp bạn chăm sóc da thân mình và da tay chân
  • Chăm sóc vùng kín
    • Điều trị nhiễm nấm âm đạo
    • Viêm nhiễm vùng kín

© 2020 Toàn bộ bản quyền thuộc Bayer. Mọi quyền được bảo lưu trừ khi có chỉ định khác. Tất cả các nhãn hiệu thương mại đều thuộc sở hữu của Bayer và các chi nhánh của Bayer hoặc được sử dụng theo giấy phép.

SỬ DỤNG SẢN PHẨM THEO CHỈ DẪN

Footer Bottom

  • Sitemap
  • Bayer Global
  • Điều khoản sử dụng
  • Tuyên bố quyền riêng tư
  • Dữ liệu xuất bản
  • L.VN.MKT.12.2020.1354